Bài viết nổi bật
Tiết Niệu A-Z
A Áp xe thận Áp xe tuyến tiền liệt B Bàng quang tăng hoạt Bàng quang thần kinh Bàng quang lộ ngoài Bệnh mạch máu thận C Chấn thương bàng qua...
3/3/21
Tiết Niệu A-Z
A
Áp xe thận
Áp xe tuyến tiền liệt
B
Bàng quang tăng hoạt
Bàng quang thần kinh
Bàng quang lộ ngoài
Bệnh mạch máu thận
C
Chấn thương bàng quang
Chấn thương tinh hoàn
Chấn thương niệu đạo
Chuyển lưu nước tiểu
Chấn thương đường tiết niệu
Chấn thương thận
Chấn thương dương vật
Cong dương vật (Bệnh Peyronie)
D
Đái dầm
G
Giãn tĩnh mạch tinh
Giảm hormon sinh dục nam
Ghép thận
H
Hẹp niệu đạo
Hẹp chổ nối bệ thận và niệu quản
Hiếm muộn và vô sinh nam
Hẹp lổ niệu đạo ngoài
Hẹp bao quy đầu
Hội chứng Cushing
Hội chứng Conn
L
Lỗ tiểu thấp
Lỗ tiểu cao (lưng dương vật)
Dị sản thận và nang thận
M
Mở rộng bàng quang
Miễn dịch liệu pháp và ung thư bàng quang
N
Nang niệu rốn
Nang niệu quản
Nhiễm khuẫn lây truyền qua đường tình dục
Nang tinh
Ngược dòng bàng quang - niệu quản
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở người lớn
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em
Niệu quản lạc chỗ
P
Phình to niệu quản
S
Sa bàng quang
Sa sàn chậu
Sarcom cơ vân
Sỏi thận
Suy thận
R
Rối loạn chức năng bàng quang và kiểm soát đi tiểu ở trẻ em
Rò bàng quang
Rối loạn cương
T
Tiểu không tự chủ khi gắng sức
Tiểu máu
Thận móng ngựa
Tràn dịch tinh mạc
Thoát vị bẹn
Tồn tại ổ nhớp
Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính
Tổn thương niệu đạo lành tính
Tiểu đêm
Tắc nghẽn niệu quản ngoại sinh
Thận lạc chỗ
Túi thừa niệu đạo
Tiểu không tự chủ
Tinh hoàn ẩn
Tồn tại ổ nhớp
Túi thừa bàng quang
Túi thừa niệu đạo
U
U niệu rốn
U thượng thận
U thận
U tủy thượng thận
Ung thư thận
Ung thư thận ở trẻ em
Ung thư đường tiết niệu trên
Ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn ở trẻ em
Ung thư tuyến thượng thận
Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư niệu quản
Ung thư bàng quang xâm lấn cơ
Ung thư bàng quang chưa xâm lấn cơ
Ung thư dương vật
Ung thư tuyến tiền liệt
V
Viêm quy đấu bao quy đầu
Viêm bàng quang kẽ
Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn
Viêm đài bể thận
Viêm tuyến tiền liệt
X
Xoang niệu dục
Xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn sơ sinh
Xuất tinh sớm
24/5/16
ĐIỀU TRỊ SẠCH SỎI, KHÔNG LÀM TỔN THƯƠNG THẬN
ThS. BS Nguyễn Tân Cương
tháng 5 24, 2016
điều trị sỏi thận
,
phẫu thuật sỏi thận
,
sỏi thận
,
tán sỏi ngoài cơ thể
,
tán sỏi nội soi
,
tán sỏi thận qua da
Không có nhận xét nào
:
Đối với người bệnh bị sỏi thận, việc điều trị sạch sỏi đã là một thành công lớn. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của điều trị sớm và nhận biết đâu là phương pháp điều trị đạt hiệu quả cao, an toàn, ít tổn thương đến thận.
Sỏi thận được tạo thành bởi sự lắng đọng các tinh thể từ các chất vôi như Canxi, Magie gắn kết với các gốc Phosphat, Oxalat, Urat … Do đó sỏi trở nên khá chắc chắn, và khó có thể bị phá hủy. Nếu không được điều trị, sỏi có thể gây nhiều tổn thương cho thận.
Hình: Sỏi thận và sỏi niệu quản
Các phương pháp điều trị sỏi thận
Điều trị nội khoa: điều trị nội khoa sỏi thận bằng thuốc uống để làm tan sỏi chỉ có hiệu quả và được dùng cho một số ít loại sỏi như sỏi axit uric. Các loại sỏi còn lại hầu như không có chứng cứ cho thấy loại thuốc nào có thể làm tan sỏi.
Khi nào thì điều trị sỏi thận bằng phương pháp nội khoa ? Với sỏi thận < 5mm, bạn không cần phải điều trị gì cả. Điều cần làm là bạn nên uống nhiều nước, khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Khi sỏi di chuyển từ thận xuống ống niệu quản, bạn có thể bị đau thắt vùng hông lưng, có thể kèm nôn ói và tiểu máu. Cơn đau thường kéo dài trong vài giờ và bác sĩ sẽ phải dùng thuốc để giúp bạn mau chóng giảm đau. Hầu hết sỏi niệu quản kích thước < 5mm đều có thể tự thoát ra ngoài với các biện pháp điều trị tống xuất sỏi. Sau khoảng từ 2 đến 4 tuần uống thuốc, 70% các trường hợp sỏi có thể ra ngoài qua đường tiểu.
Điều trị ngoại khoa: khi sỏi có triệu chứng và hoặc ảnh hưởng đến chức năng thận. Trong thực tế những sỏi lớn lên theo thời gian hoặc gây thận ứ nước cần phải điều trị. Có nhiều phương pháp điều trị ngoại khoa điều trị sỏi, tùy thuộc vào đặc tính của sỏi, cơ địa bệnh nhân và các biến chứng do sỏi gây ra. Các phương pháp điều trị này bao gồm: Tán sỏi ngoài cơ thể, Tán sỏi thận nội soi qua da, Mổ nội soi lấy sỏi, Tán sỏi nội soi bằng Laser, Mổ mở lấy sỏi ...
Tán sỏi ngoài cơ thể
Bác sĩ sẽ dùng một máy phát xung chấn động từ bên ngoài da hướng vào vị trí của sỏi trong thận. Sóng xung động tập trung sẽ làm cho sỏi bị vỡ nhỏ và theo nước tiểu đi ra ngoài cơ thể. Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể được dùng chủ yếu cho các sỏi thận có kích thước dưới 2cm hoặc sỏi nằm ở đoạn trên của niệu quản.
Ưu điểm của phương pháp này là không đau, không tổn thương thận, không cần nằm viện, tỷ lệ sạch sỏi lên tới >80%. Nhược điểm: phụ thuộc chất lượng của máy tán sỏi và tay nghề của Bác sĩ.
Tán sỏi nội soi bằng Laser
thực chất của phương pháp này là tán sỏi nội soi, dụng cụ nội soi kèm theo đầu phát tia Laser được đưa vào niệu quản thông qua đường tiểu, tiếp cận sỏi và sử dụng năng lượng Laser để phá hủy sỏi thành nhiều mảnh và gắp ra ngoài.
Ưu điểm của phương pháp này là không đau, ít tổn thương, xuất viện trong vòng 24 giờ, không có vết mổ, hiệu quả sạch sỏi cao > 90%. Nhược điểm: có thể gặp một vài biến chứng như nhiễm trùng đường tiểu, tiểu máu, đau hông lưng.
Tán sỏi thận nội soi qua da
Bác sĩ chọc 1 kim từ ngoài da vào thận dưới hướng dẫn siêu âm hoặc Xquang. Theo đường chọc dò này, bác sĩ dùng một bộ dụng cụ để nong rộng ra tạo đường hầm vào thận và dùng một ống soi thận nhỏ quan sát, tán sỏi và lấy ra ngoài cơ thể. Phương pháp này thường được sử dụng cho những bệnh nhân có sỏi thận lớn, sỏi thận phức tạp.
Ưu điểm: tổn thương thận tối thiểu, đau vết mổ ít và tỉ lệ sạch sỏi cao. Nhược điểm: có thể gặp biến chứng nguy hiểm như: nhiễm khuẩn, chảy máu, tụ dịch quanh thận, tổn thương các cơ quan lân cận…
Mổ nội soi lấy sỏi thận
Bác sĩ phẫu thuật đưa dụng cụ nội soi vào trong cơ thể thông 3 lỗ nhỏ trên hông lưng của bệnh nhân để lấy sỏi. Phương pháp này thường dùng khi sỏi bể thận ngoài xoang, sỏi lớn ở niệu quản.
Ưu điểm là tỷ lệ sạch sỏi cao > 95%, ít tổn thương. Nhược điểm là bệnh nhân phải nằm viện 1 -2 ngày, có thể gặp một số các biến chứng như đau vết mổ, nhiễm trùng vết mổ, chảy máu vết mổ, đi tiểu có máu, rò rỉ nước tiểu qua vết mổ.
Mổ mở lấy sỏi
phương pháp này hiện nay ít dùng do vết mổ dài, đau vết mổ, thời gian hồi phục kéo dài, áp dụng cho trường hợp sỏi thận phức tạp hoặc thất bại với các phương pháp điều trị khác.
5/5/14
SỎI THẬN VÀ SỎI NIỆU QUẢN
ThS. BS Nguyễn Tân Cương
tháng 5 05, 2014
lấy sỏi thận qua da
,
sỏi niệu quản
,
sỏi thận
,
tán sỏi ngoài cơ thể
,
tán sỏi nội soi
Không có nhận xét nào
:
Sỏi thận rất thường gặp, chiếm tỉ lệ khoảng 10% trong dân số. Bệnh sinh ra khi nồng độ một số chất xuất hiện quá nhiều trong nước tiểu so với bình thường, tạo thành những tinh thể, thành phần chính tạo sỏi. Sỏi canxi kết hợp với oxalat hoặc phosphat là loại sỏi phổ biến nhất. Những loại sỏi khác có thể gặp như: sỏi axit uric, struvite (sỏi nhiễm trùng), cystine ...
Có nhiều yếu tố có liên quan đến sự tạo thành sỏi niệu nhưng yếu tố đóng góp chủ yếu là tình trạng thiếu nước. Nước tiểu bị cô đặc làm gia tăng sự hình thành các tinh thể từ những chất tạo sỏi. Những yếu tố nguy cơ khác bao gồm tiền sử gia đình bị sỏi, chế độ ăn, rối loạn đường ruột, béo phì và nghề nghiệp. Chế độ ăn có chất đạm, muối hoặc thức ăn giàu oxalate (lá xanh, các hạt, trà và socola) làm tăng nguy cơ tạo sỏi. Một số bệnh đường ruột như bệnh viêm ruột, rối loạn hấp thu, tiêu chảy mạn tính và phẫu thuật nối tắc qua dạ dày.
Khi sỏi phát triển đủ lớn gây cản trở dòng nước tiều từ thận xuống bàng quang mới trở thành vấn đề nghiêm trọng. Đôi khi, sỏi thận là chổ vi trùng trú ẩn gây nhiễm khuẫn niệu tái phát.
Triệu chứng
Sỏi thận thường được phát hiện tình cờ khi siêu âm kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, sỏi cũng có thể gây đau khi sỏi đột ngột gây tắc ngẽn, đa số trường hợp do sỏi di chuyển xuống niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang). Triệu chứng thường gặp nhất là đau vùng hông lưng. Đau từ sau lưng lan ra vùng bụng trước dưới sườn và xuống háng. Cơn đau nhiều có thể gây buồn nôn, ói và người bệnh không thể tìm được tư thế giảm đau. Bệnh nhân có thể tiểu máu (có hồng cầu trong nước tiểu) và tiểu đau. Tiểu nhiều lần rất phổ biến. Sỏi gây tắc ngẽn và đi kèm với sốt là tình huống cấp cứu cần phải được điều trị sớm.
Chẩn đoán
Chẩn đoán sỏi thận thường đơn giản. Bệnh sử ghi nhận có cơn đau quặn thận vùng hông lưng, không có yếu tố thúc đẩy đặc biệt. Thường có máu trong nước tiểu. Chẩn đoán xác định dựa trên hình ảnh học đường tiết niệu. X quang cắt lớp vi tính (CT Scan) không cản quang là phương tiện chẩn đoán chính xác nhất. Siêu âm thận có thể dùng để xác định tắc ngẽn và cũng có thể phát hiện sỏi. Xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá tình trạng nhiễm trùng và chức năng hai thận.
Điều trị
Hầu hết sỏi thận kích thước dưới 5 mm có thể tiểu ra theo đường tự nhiên. Kích thước sỏi được xác định bằng hình ảnh học như siêu âm, KUB hoặc CTScan. Khi sỏi kẹt tại niệu quản, người bệnh sẽ được bác sĩ cho dùng thuốc để giúp tống xuất sỏi, tránh phải can thiệp phẫu thuật. Nếu sỏi lớn hoặc không thể tự ra được sau một thời gian điều trị bằng thuốc thì phải phẫu thuật. Dựa các yếu tố như vị trí, số lượng và kích thước sỏi, một trong các phương pháp phẫu thuật sau có thể được chọn lựa bao gồm: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng với laser, lấy sỏi thận qua da, phẫu thuật nội soi và mổ mở..
Tự chăm sóc
Nếu người bệnh bị sỏi thận nhỏ, có khả năng ra được thì khuyên họ uống nhiều nước. Vài loại thuốc có thể giúp tống xuất sỏi. Thuốc giảm đau nên được cho uống sớm trước khi cơn đau trở nên nghiêm trọng bởi vì cơn đau có thể xảy ra vài lần cho đến khi sỏi được tống xuất ra ngoài. Nếu bệnh nhân không thể ăn uống được do nôn ói thì cần cho người bệnh nhập viện để được theo dõi và điều trị. Trong một số trường hợp cấp cứu, người bệnh được đặt vào cơ thể một ống thông niệu quản hoặc ống dẫn lưu thận tạm thời để giải phóng tắc nghẽn. Trong tình huống này, sỏi có thể chưa được điều trị cùng lúc.
Dựa vào yếu tố nguy cơ, thành phần sỏi, và một số xét nghiệm cần thiết khác, người bệnh có thể được cho uống một vài loại thuốc để giảm sự tạo sỏi trong tương lai. Tất cả bệnh nhân sỏi niệu nên uống nhiều nước để duy trì lượng nước tiểu từ 2 lít trở lên mỗi ngày. Người bệnh nên hạn chế lượng muối, thịt động vật và thức ăn giàu oxalat trong khẩu phần ăn, tiêu thụ một lượng trung bình canxi. Không cấm canxi, ngay cả người bệnh bị sỏi có thành phần cơ bàn canxi trừ khi bác sĩ khuyên điều này vì có thể làm tăng nguy cơ tạo sỏi.
ThS BS Nguyễn Tân Cương
Khoa Tiết Niệu - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Đăng ký tư vấn điều trị sỏi niệu
ThS BS Nguyễn Tân Cương
Khoa Tiết Niệu - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Đăng ký tư vấn điều trị sỏi niệu
27/4/14
NỘI SOI NIỆU QUẢN
ThS. BS Nguyễn Tân Cương
tháng 4 27, 2014
nội soi niệu quản
,
sỏi niệu quản
,
tán sỏi niệu quản
,
tán sỏi nội soi
,
URS
Không có nhận xét nào
:
Nội soi niệu quản là gì?
Nội soi niệu quản là thủ thuật dùng một ống soi nhỏ đưa từ niệu đạo
vào bàng quang và niệu quản để chẩn đoán hoặc điều trị các bệnh của đường tiểu.
Bác sĩ sẽ nhìn bên trong niệu quản, tiếp cận sỏi và tán sỏi thành nhiều mảnh
nhỏ. Những sỏi vỡ sẽ được lấy ra ngoài bằng một cái rọ qua kệnh thao tác của
ống soi. Người bệnh có thể được đặt 1 ống thông vào niệu quản và xuất viện
trong ngày.
Nội soi niệu quản thường được dùng để tán sỏi niệu quản. Hầu như tất
cả sỏi niệu quản bất kể kích thước và vị trí sỏi đều có thể thực hiện thành
công, Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ
phẫu thuật. Tán sỏi với laser có kết quả chắc chắn hơn là tán sỏi ngoài cơ thể
(ESWL).
Khi
nào cần nội soi niệu quản?
Nội soi niệu quản thường được sử dụng để điều trị sỏi niệu quản, đặc
biệt sỏi niệu quản nằm đoạn gần bàng quang. Đây là thủ thuật phổ biến nhất để
điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới. Với
những trường hợp không nên dùng ESWL như ở phụ nữ mang thai, béo phì, có rối
loạn đông cầm máu thì soi niệu quản là một lựa chọn phù hợp. Những chọn lựa
điều trị khác như tán sỏi qua da khi sỏi quá lớn hay mổ mở nếu có nhiễm khuẫn
niệu.
Người bệnh có phải nằm lại bệnh viện không?
Thông thường là không, đây là thủ thuật được thực hiện trong ngày,
người bệnh có thể xuất viện trong khoảng từ 3 đến 4 giờ sau khi thực hiện thủ
thuật.
Người bệnh có thể gặp những nguy cơ gì?
Nhiễm khuẩn, chảy máu hay tổn thương niệu quản là những nguy cơ có
thể gặp. Nếu niệu quản quá nhỏ, một ống thông được đặt trong niệu quản từ 1 đến
2 tuần để làm giãn niệu quản và sau đó sẽ thực hiện lại thủ thuật.
Liên hệ tư vấn: 0946600655
Email: cuongdhyd@gmail.com
LẤY SỎI THẬN QUA DA
ThS. BS Nguyễn Tân Cương
tháng 4 27, 2014
lấy sỏi thận qua da
,
PCNL
,
sỏi thận
Không có nhận xét nào
:
Tán sỏi thận
qua da (PCNL) là một trong những phương pháp phẫu thuật điều trị hiệu quả cao
và ít xâm hại cơ thể. Phẫu thuật được thực hiện qua một vết cắt nhỏ trên da.
Qua đường này, sỏi trong thận được tán thành mảnh nhỏ và lấy ra ngoài.
Tại sao phải tán sỏi thận
qua da?
PCNL được sử dụng trong trường hợp sỏi thận phức tạp hoặc khi tán sỏi ngoài cơ thể bị thất bại. PCNL là phương pháp điều trị hiệu quả với tỉ lệ tán sỏi thành công từ 75% đến 99%.
Phẫu thuật được thực hiện như thế nào?
Dưới hướng dẫn của màn tăng sáng, bác sĩ phẫu thuật tạo ra một đường hầm từ vết cắt nhỏ ngoài da vào trong thận để lấy sỏi. Qua đó, một ống soi thận được đưa vào trong thận để tìm sỏi. Sỏi được tán thành mảnh nhỏ bằng thủy điện lực hoặc năng lượng siêu âm và lấy ra ngoài cơ thể. Khi kết thúc phẫu thuật, người bệnh được đặt một ống dẫn lưu dịch từ thận ra ngoài. Thời gian phẫu thuật khoảng từ 1-2 giờ.
Lợi ích của tán sỏi thận qua da?
Tỉ lệ sạch sỏi từ 75% – 95% tùy theo vị trí và kích thước sỏi. So sánh với mổ mở, PCNL ít đau sau mổ, thời gian nằm viện ngắn và thẩm mỹ chỉ với 1 vết cắt nhỏ ngoài da.
Trước lấy sỏi qua da
Sau lấy sỏi qua da
Những nguy cơ và biến chứng
của phẫu thuật?
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân tiểu máu trong vài ngày đầu sau phẫu thuật. Tuy nhiên, tình trang này thường tự khỏi mà không cần điều trị gì đặc biệt. Trong một số trường hợp sỏi phức tạp, bác sĩ có thể phải chọc hơn 1 đường vào thận để lấy sỏi. Như các phương pháp điều trị sỏi thận khác, bệnh nhân có thể vẫn còn sót sỏi. Đó là những sỏi nhỏ trong thận, đôi khi cần phải điều trị bổ sung với tán sỏi ngoài cơ thể hoặc tán sỏi nội soi ngược dòng. Chảy máu nhiều trong thận cần phải truyền máu hoặc mổ lại rất ít gặp. Những biến chứng hiếm gặp khác như thủng ruột, tổn thương gan, lách ...
Liên hệ tư vấn: 0946600655
Email: cuongdhyd@gmail.com
TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ
ThS. BS Nguyễn Tân Cương
tháng 4 27, 2014
ESWL
,
sỏi thận
,
tán sỏi ngoài cơ thể
Không có nhận xét nào
:
Tán sỏi
ngoài cơ thể (ESWL) là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả sỏi đường tiết niệu. ESWL sử dụng sóng xung động để phá vỡ sỏi trong thận, niệu quản
và bàng quang. Những mảnh nhỏ bị vỡ có thể dễ dàng di chuyển theo
đường tiểu ra ngoài cơ thể. ESWL rất hiệu
quả với những sỏi kích thước từ 5 đến 20 mm.
Tán sỏi ngoài cơ thể
Trong khi tán sỏi, người bệnh nằm trên bàn thủ thuật, người kỹ thuật viên sẽ dùng tia X và siêu âm để xác định vị trí sỏi. Sóng xung năng lượng cao phát ra từ máy tán sỏi được điều chỉnh tập trung vào vị trí sỏi phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ. Những sỏi nhỏ này dễ dàng di chuyển theo đường tiểu ra ngoài cơ thể.
Thời gian
tán sỏi kéo dài khoảng 1 giờ. Người bệnh thường được cho uống thuốc giảm đau và
an thần ngay trước khi tán sỏi.
Lợi ích của tán sỏi ngoài
cơ thể
ESWL là thủ
thuật trong ngày. Người bệnh có thể về nhà ngay sau khi tán sỏi mà không phải nằm
lại bệnh viện. Những mảnh sỏi nhỏ cần phải mất vài tuần mới có thể theo đường
tiểu ra ngoài. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị đau nhẹ vùng hông
lung khi sỏi di chuyển.
Tại sao phải tán sỏi ngoài cơ thể
ESWL được thực hiện khi sỏi gây đau hoặc gây tắc dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang. ESWL đạt được kết quả tốt với sỏi kích thước từ 5 đến 20 mm.
Hiệu quả tán sỏi ngoài cơ thể
Sau khi ESWL, những mảnh sỏi nhỏ thường được người bệnh tiểu ra trong vài ngày đến vài tuần. Với sỏi có kích thước lớn, người bệnh có thể cần phải tán sỏi thêm ít nhất 1 lần nữa.
Khoảng 9
trong 10 bệnh nhân có sỏi thận hoặc sỏi niệu quản dưới 10mm được ESWL thành
công. Sỏi tán vỡ ra hết hoặc chỉ còn vài mảnh nhỏ nhưng không gây triệu chứng.
ESWL không
thể thay thế các biện pháp điều trị dự phòng sỏi niệu như uống nhiều nước.
Các điều cần lưu ý
ESWL là thủ thuật an toàn và hiệu quả, có thể được điều trị cho trẻ em và ngay cả những người chỉ còn 1 thận hoạt động.
Không nên thực
hiện ESWL ở người bệnh có đặt máy tạo nhịp, nhiễm khuẩn niệu và rối loạn đông
máu chưa được điều trị.
Liên hệ tư vấn: 0946600655
Email: cuongdhyd@gmail.com
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)